Quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách


Một quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách bao gồm nhiều bước sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với công trình bể bơi, đảm bảo một môi trường bơi lội tốt nhất cho khách hàng đồng thời mang lại những lợi ích tốt nhất cho người kinh doanh.

Quy trình xử lý nước bể bơi không quá phức tạp cũng không mất nhiều thời gian và tiền bạc, công sức của mỗi gia chủ nếu như thực hiện đúng cách. Chính vì vậy, hãy cố gắng thực hiện những bước xử lý nước hồ bơi đúng cách ngay từ lần đầu tiên.
Có nhiều cách xử lý nước bể bơi qua hệ thống lọc hoặc những hóa chất. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định để quý khách hàng trải nghiệm những tiện ích tốt nhất dành cho chính mình. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách bằng hóa chất. Mời quý khách hàng cùng theo dõi!


Đối với nguồn nước đầu vào cũng như nguồn nước bể trong suốt quá trình sử dụng, chỉ dùng hệ thống lọc thôi không đủ, bạn cần phải tiếp tục xử lý bằng hóa chất bể bơi.
Một số hóa chất bể bơi thông dụng được cấp phép sử dụng hiện nay được phân chia thành từng nhóm khác nhau dựa vào ứng dụng của chúng, bao gồm:
      Nhóm hóa chất khử trùng nước bể bơi: Clo...
      Nhóm hóa chất cân bằng pH: soda...
      Nhóm hóa chất trợ lắng, làm trong nước: chất trợ lắng PAC, D 4 in 1, Flocoulant, chất kết lắng dạng bột…
      Nhóm hóa chất diệt rêu, tảo: JD flash, CuSO4

Nhóm hóa chất khử trùng nước bể bơi - Clo (Chlorine Nippon 70% - Nhật)


Bể bơi, đặc biệt là bể xây dựng ngoài trời rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, lá cây. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, mồ hôi trên cơ thể, các chất bẩn bám trên cơ thể cũng chính là nguyên nhân làm cho nước bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nước bị nhiễm khuẩn sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tác động ngược trở lại con người, là nguyên nhân gây là các bệnh về da, nấm, mốc. Trong trường hợp này cần sử dụng clo để tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước.
      Công dụng: làm trong nước, tiêu diệt vi khuẩn gây ô nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của rêu tảo. Có tác dụng phụ làm hạ nồng độ pH (vì vậy cần lưu ý kiểm tra nồng độ pH trước khi dùng clo).
      Cách sử dụng: Đối với bể thường xuyên hoạt động, bạn chỉ nên sử dụng duy trì hàng ngày từ 2g - 3g/1m3 nước. Đối với bể gia đình không sử dụng thường xuyên thì cần giảm liều lượng và ngược lại, bể công cộng đông khách thì cần tăng liều lượng phù hợp.

 Nhóm hóa chất cân bằng pH - soda


 Bạn phải dùng bộ dụng cụ để đo nồng độ PH của nước. Độ kiềm của nước bể bơi tiêu chuẩn sẽ ở mức khoảng 80 - 120. Độ pH tiêu chuẩn của nước bể bơi ở trong khoảng từ 7,2 - 7,6. Khi nồng độ pH của bể bị thấp hoặc cao quá mức quy định, bạn có thể dùng soda để trung hòa pH trong nước. Soda có công thức hóa học là NaHCO3 (muối Natri hydrocacbonat).
      Công dụng: Soda vừa có thể tác dụng với axit vừa có thể tác dụng với bazơ nên được sử dụng khá phổ biến để điều chỉnh độ pH trong nước.
Liều lượng sử dụng là 1 - 3kg/100m3 / lần, đem hòa tan với nước và rải xung quanh mặt hồ.
Trên đây chỉ là quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách được nhiều người dùng ưa chuộng và có thể ứng dụng thường xuyên trong công trình bể bơi của chính mình. Xử lý nước bể bơi đúng cách không khó, chỉ cần thực hiện theo những bước trên đây là gia chủ đã có một công trình tốt nhất. Chúc các quý khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất cho công trình của chính mình.

Previous
Next Post »
0 Komentar